Search

Giới thiệu các ngành

NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ KHÍ

CHUYÊN NGÀNH: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO SỐ

Ngành Kỹ thuật cơ khí ở Trường Đại học Nha Trang gồm 2 chuyên ngành: Kỹ thuật cơ khí và Thiết kế và chế tạo số

  1. Thông tin tuyển sinh năm 2023:

Ngành: Kỹ thuật cơ khí

Mã ngành:  7520103 Chỉ tiêu: 80 (cho cả 2 chuyên ngành)

Có 4 phương thức xét tuyển:

  • Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT: A00, A01, C01, D07;
  • Xét tuyển dựa vào điểm học bạ (theo kết quả học tập ở THPT);
  • Phương thức tuyển thẳng;
  • Xét tuyển dựa vào điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Tp HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội.
  1. Giới thiệu chuyên ngành:

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, việc số hóa sản xuất không còn là điều xa lạ và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Trong đó, máy tính và các công nghệ số đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất sản phẩm. Trong công nghiệp, thiết kế và chế tạo trên nền tảng số là một phần quan trọng của sản xuất số. Các công nghệ này giúp thiết kế, mô phỏng, phân tích, tối ưu hóa thiết kế một cách dễ dàng hơn; giảm thời gian phát triển sản phẩm, đẩy nhanh tốc độ sản xuất, tiết kiệm chi phí, nguyên vật liệu, giúp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh chóng, đáp ứng thị hiếu và yêu cầu của khách hàng.

Thiết kế và chế tạo số ở Trường Đại học Nha Trang là chương trình đào tạo liên ngành cung cấp kiến thức chuyên môn xuyên suốt tất cả các khía cạnh của thiết kế và chế tạo số tiên tiến, chuyển các khái niệm về sản phẩm sang sản xuất thông minh, hiệu quả. Thông qua một chương trình giảng dạy chú trọng đến trải nghiệm, chương trình đào tạo ngành Thiết kế và chế tạo số tạo ra những sinh viên tốt nghiệp có khả năng thành công trong các vị trí nghề nghiệp liên quan đến sản xuất cơ khí. Sinh viên có được các khả năng giao tiếp kỹ thuật, triển khai các lý thuyết và công nghệ kỹ thuật số để giải quyết các vấn đề về thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí trong bối cảnh công nghiệp 4.0.

Hình 1. Ví dụ về một quy trình thiết kế và chế tạo số đơn giản

Các nội dung học cốt lõi:

Ngoài các nội dung nền tảng của ngành Kỹ thuật Cơ khí, chuyên ngành Thiết kế và chế tạo số còn có các nội dung học cốt lõi sau: 

- Thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính (CAD)

- Tính toán kỹ thuật có sự hỗ trợ của máy tính (CAE)

- Chế tạo có sự hỗ trợ của máy tính (CAM)

- Thiết bị chế tạo tự động (CNC, robot công nghiệp, hệ thống sản xuất linh hoạt, hệ thống sản xuất tích hợp, ...)

- Công nghệ chế tạo đắp dần (in 3D)

- IoT trong công nghiệp 

Hình 2. Sinh viên thực hành in 3D

Cơ hội việc làm sau khi ra trường:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Thiết kế và chế tạo số có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực bao gồm hàng  không, khai thác mỏ, sản xuất thép, ô tô, chế biến thực phẩm, gỗ, sản xuất giấy và hàng tiêu dùng.

NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY –TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Thông tin tuyển sinh năm 2023:

Ngành: Công nghệ chế tạo máy

Mã ngành: 7510202 Chỉ tiêu: 60

Có 4 phương thức xét tuyển:

  • Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT: A00, A01, C01, D07;
  • Xét tuyển dựa vào điểm học bạ (theo kết quả học tập ở THPT);
  • Phương thức tuyển thẳng;
  • Xét tuyển dựa vào điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Tp HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội.
  1. Giới thiệu ngành:

Chế tạo máy là quá trình biến đổi phôi liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh. Quá trình chế tạo bắt đầu với thiết kế sản phẩm, sau đó vật liệu được thay đổi hình dạng và tính chất để trở thành chi tiết  yêu cầu nhờ các quá trình chế tạo phôi (đúc, rèn, dập,...), gia công cắt gọt (tiện, phay, bào,...), nhiệt luyện, xử lý bề mặt và lắp ráp. Chế tạo máy không chỉ là chế tạo ra những máy móc phức tạp như máy cắt kim loại, động cơ máy nổ, ô tô, máy bay, ...mà còn có thể chế tạo ra những sản phẩm đơn giản phục vụ đời sống hàng ngày như dụng cụ nhà bếp, dụng cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, dụng cụ thể thao.

 Gia công CNC

Hình 1. Gia công tự động

Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp:

- Thiết kế, chế tạo dụng cụ và thiết bị cơ khí phục vụ cho các ngành công, nông, ngư nghiệp.

- Thiết kế quy trình chế tạo chi tiết máy, kiểm tra, đánh giá và quản lý chất lượng sản phẩm cơ khí trong quá trình chế tạo.

-  Sử dụng thành thạo các loại máy công cụ truyền thống, máy CNC, máy in 3D.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm kỹ thuật như AutoCAD, Moldex3D,Creo Parametric,...

- Giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành với các kỹ sư nước ngoài.

Khuôn

Hình 2. Khuôn ép sản phẩm nhựa

Cơ hội việc làm sau khi ra trường:

- Các công ty cơ khí chế tạo máy và thiết bị như ô tô, máy nông nghiệp, khuôn mẫu, máy chế biến thực phẩm, thủy sản, đóng tàu.

- Các công ty xây lắp, kinh doanh thiết bị cơ khí.

- Các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực cơ khí.

Lăp ráp

Hình 3. Lắp ráp ô tô

NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ –TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Ngành Kỹ thuật cơ khí ở Trường Đại học Nha Trang gồm 2 chuyên ngành: Kỹ thuật cơ khí và Thiết kế và chế tạo số

  1. Thông tin tuyển sinh năm 2023:

Ngành: Kỹ thuật cơ khí

Mã ngành:  7520103 Chỉ tiêu: 80 (cho cả 2 chuyên ngành)

Có 4 phương thức xét tuyển:

  • Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT: A00, A01, C01, D07;
  • Xét tuyển dựa vào điểm học bạ (theo kết quả học tập ở THPT);
  • Phương thức tuyển thẳng;
  • Xét tuyển dựa vào điểm đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Tp HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội.
  1. Giới thiệu chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí:

Kỹ thuật Cơ khí là sự kết hợp giữa các nguyên lý vật lý kỹ thuật và toán học với khoa học vật liệu để phân tích, thiết kế, chế tạo và bảo trì các hệ thống cơ khí. Ở trường Đại học Nha Trang, Kỹ thuật Cơ khí là ngành diện rộng với 4 trụ cột chuyên môn là thiết kế, chế tạo, thiết kế và chế tạo số, bảo trì máy và thiết bị.

Hình 1. Bảo trì thiết bị, hệ thống cơ khí trong nhà máy

Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp:

  • Thiết kế máy, thiết bị phục vụ cơ khí hóa nền sản xuất nói chung và ngành thủy sản nói riêng.

Hình 2. Thiết kế chi tiết máy

  • Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo chi tiết máy.
  • Sử dụng hệ thống tích hợp dựa trên máy tính bao gồm các công cụ thiết kế và phân tích 3D, in 3D, CNC và tự động hóa quá trình chế tạo để thiết kế và chế tạo sản phẩm.
  • Xây dựng kế hoạch bảo trì máy và dây chuyền sản xuất.
  • Kiểm tra chất lượng các sản phẩm cơ khí, quản lý và điều hành hệ thống sản xuất.
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm kỹ thuật như AutoCAD, SolidWorks,...
  • Giao tiếp tiếng Anh với các kỹ sư nước ngoài.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:

  • Các công ty cơ khí chế tạo máy và thiết bị như ô tô, máy nông nghiệp, khuôn mẫu, máy chế biến thực phẩm, thủy sản, đóng tàu.
  • Các công ty xây lắp, kinh doanh thiết bị cơ khí.
  • Các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực cơ khí.

Hình 3. Robot hàn trong xưởng cơ khí của THACO

GIỚI THIỆU NGÀNH KỸ THUẬT NHIỆT

Đào tạo kỹ sư làm việc trong lĩnh vực Cơ điện (ME)/Cơ điện lạnh/Điện lạnh

Mã ngành: 7510202 Chỉ tiêu: 80

Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D07

KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP

Tư vấn, thiết kế, giám sát các công trình hệ thống lạnh công nghiệp, điều hòa không khí và thông gió, lò hơi và hệ thống cung cấp nhiệt,…. Người học sẽ được trang bị các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng về thiết kế hệ thống lạnh công nghiệp như tủ cấp đông, kho lạnh, máy làm nước đá,...; hệ thống điều hòa không khí cho các tòa văn phòng, khách sạn, siêu thị; hệ thống cung cấp hơi nước; thiết bị sấy nông lâm thủy sản, cô đặc, chưng cất,…

Hình 1. Hệ thống điều hòa không khí

Thi công lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh, điều hòa không khí và thông gió, lò hơi và hệ thống cung cấp nhiệt. Khi được trang bị các kiến thức lý thuyết, người học sẽ được thực hành trên thiết bị thực tế tại phòng thí nghiệm như lạnh dân dụng, lạnh công nghiệp, lò hơi và thiết bị sấy, tự động hóa các thiết bị nhiệt lạnh. Sau khi được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng ngành nghề tại trường, người học còn được trải nghiệm thực tập tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, công trình có hệ thống thiết bị nhiệt lạnh để củng cố kiến thức và kỹ năng ngành nghề.

Hình 2. Hệ thống lạnh công nghiệp

Hình 3. Hệ thống cung cấp nhiệt

Khai thác sử dụng năng lượng mới: năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, sinh khối,…Người học được trang bị các kiến thức và kỹ năng để sử dụng được năng lượng mới để đáp ứng cho các nhu cầu cung cấp nhiệt như sản xuất nước nóng, hơi nước, sấy nông lâm thủy sản,… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và góp phần bảo vệ môi trường.

Hình 4. Hệ thống năng lượng mới

VỊ TRÍ VIỆC LÀM

1. Kỹ sư tại các công ty thiết kế, chế tạo, giám sát, thi công lắp đặt các thiết bị nhiệt lạnh;

2. Cán bộ kỹ thuật tại các tập đoàn, nhà cung cấp, hãng sản xuất các thiết bị nhiệt lạnh;

3. Cán bộ kỹ thuật tại các tòa nhà cao ốc, văn phòng, khách sạn, siêu thị, khu nghỉ dưỡng,…;

4. Cán bộ kỹ thuật tại các công ty, nhà máy chế biến thực phẩm, nông lâm thủy hải sản,…;

5. Cán bộ giảng dạy tại các trường cao đẳng, trung cấp kỹ thuật về lĩnh vực nhiệt lạnh.

Giới thiệu ngành Kỹ thuật Cơ điện tử

Mã ngành: 7520114 Chỉ tiêu: 80

Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D07

KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP

Vận hành các máy, thiết bị và hệ thống tự động hóa – Người học sẽ được trang bị các kiến thức thực tế về các máy móc và hệ thống tự động hóa được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp đặc biệt là trong các nhà máy nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy hải sản, nhà máy trang bị robot công nghiệp cho các dây chuyền sản xuất tự động. Đồng thời người học cũng được thực hành trên máy móc tại các trung tâm thực hành tại trường cũng như thực tế tại các nhà máy sản xuất để củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp sau khi ra trường.

Hình 1. Mô hình thực hành robot công nghiệp – BM cơ điện tử.

Thiết kế, chế tạo, thi công lắp đặt, nâng cấp các loại máy CNC, máy tạo mẫu nhanh, các hệ thống điều khiển và quản lý thông minh phục vụ đời sống và sản xuất. Với các kiến thức lý thuyết được trang bị cũng như các kỹ năng tích lũy được qua các học phần thực hành, đồ án môn học, thực tập tại nhà máy và đề tài tốt nghiệp, người học có thể sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành khác nhau để phục vụ cho việc thiết kế, lập trình cho các máy móc tự động cũng như các hệ thống quản lý thông minh từ hệ thống giữ xe tự động, quản lý nhân sự, quản lý chăn nuôi, sản xuất, đến những tòa nhà thông minh quản lý hoàn toàn bằng máy tính. Người học cũng sẽ được tiếp xúc với các hệ thống điều khiển và quản lý thông minh, những máy móc tự động qua các dự án thực tế qua đó không ngừng trau dồi và nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Hình 2. Sinh viên thực hành tại phòng thực hành cơ điện tử

Nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ trong lĩnh vực cơ điện tử. Cùng với các kiến thức và kỹ năng nền tảng được trang bị để phục vụ chính cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường, người học còn được trang bị các kiến thức và kỹ năng nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm công nghệ cao phục vụ cho cuộc cách mạng 4.0 đang từng bước hình thành và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

Hình 3. Sinh viên bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường.

VỊ TRÍ VIỆC LÀM

1. Cán bộ, chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành và đề xuất các giải pháp tự động hóa cho các hệ thống có sử dụng sản phẩm cơ điện tử.

2. Cán bộ, chuyên viên làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp có dây chuyền sản xuất tự động.

3. Cán bộ, chuyên viên làm việc trong các cơ quan nghiên cứu, thiết kế ứng dụng công nghệ điều khiển tự động; các cơ sở đào tạo; cơ quan tư vấn, đại lý phân phối sản phẩm tự động hóa.

4. Cán bộ quản lý, giám sát kỹ thuật tại các nhà máy sản xuất tự động.                                  

5. Cán bộ giảng dạy tại các trường cao đẳng, trung cấp nghề về lĩnh vực cơ điện tử, tự động hóa.