CÔNG ĐOÀN KHOA CƠ KHÍ TỔ CHỨC TRUNG THU CHO CÁC CHÁU THIẾU NHI LÀ CON CỦA CBVC TRONG KHOA
Ngày 29 tháng 9 năm 2020, Công đoàn Khoa Cơ khí phối hợp với Đoàn thanh niên Khoa tổ chức vui Trung thu cho các cháu thiếu nhi là con của viên chức trong Khoa.
Tổ chức tết trung thu cho các cháu
Điểm đặc biệt của năm nay là mỗi cháu được tặng một lồng đèn do công đoàn viên Khoa Cơ khí thiết kế và chế tạo bằng công nghệ in 3D.
In 3D hay nói cách khác là công nghệ chế tạo đắp dần, là một chuỗi các công đoạn theo một trình tự nhất định để tạo ra một vật thể 3 chiều. Trong in 3D, các lớp vật liệu được xếp chồng lên nhau dưới sự điều khiển của một chương trình được lập trình tự động bởi phần mềm chuyên dụng. Có thể nói rằng in 3D có thể tạo ra một đối tượng với hầu hết các hình dạng hình học, từ đơn giản cho đến phức tạp. Vật liệu được sử dụng để tạo nên các sản phẩm thường làm bằng nhựa sợi, nhựa hạt, resin, kim loại, thậm chí là các loại vật liệu trong thực phẩm, y sinh…
Hiện nay, có rất nhiều công nghệ khác nhau được sử dụng trong in 3D: FDM, SLA, SLS, SLM, LOM… Tuy nhiên, công nghệ được nhiều người sử dụng nhất hiện nay là công nghệ FDM. Ưu điểm của công nghệ này là giá thành đầu tư rẻ, dễ vận hành sử dụng nên tất cả mọi người kể cả những người không có chuyên môn vẫn có thể sử dụng được. Công nghệ này sử dụng nhựa dạng sợi, được đầu phun gia nhiệt đến trạng thái chảy dẻo, đầu phun đi đến vị trí nào thì nhựa được đùn ra tại vị trí đó và sau đó nhựa sẽ được làm nguội nhanh nhờ một quạt làm mát gắn kèm trên đầu phun. Cứ như vậy, vật thể 3D sẽ dần dần được hình thành.
Quy trình in 3D lồng đèn trung thu
Lồng đèn in 3D sau khi lắp ráp hoàn chỉnh
Người viết
TS. Nguyễn Hữu Thật
KS. Lê Thanh Trường