Search

Định hướng Ngiên cứu Khoa học - Khoa Cơ khí

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA CƠ KHÍ

           Bên cạnh chức năng đào tạo, Khoa Cơ khí có chức năng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và kỹ thuật cơ khí nói chung, đặc biệt là lĩnh vực thủy sản. Khoa Cơ khí gồm có 3 bộ môn chuyên ngành: Chế tạo máy, Cơ điện tử và Nhiệt lạnh bao trùm tất cả các lĩnh vực cơ bản của ngành cơ khí từ thiết kế máy, thiết bị, hệ thống (phần cơ khí và cả phần điều khiển)... đến chế tạo, gia công, lắp ráp, vận hành, khai thác vào bảo dưỡng. Mục tiêu chiến lược của Khoa Cơ khí là trở thành trung tâm khoa học và công nghệ cơ khí hàng đầu Nam Trung bộ và Tây Nguyên, đứng đầu cả nước về lĩnh vực cơ khí thủy sản.

          Căn cứ vào chiến lược phát triển KHCN của Trường Đại học Nha Trang, chiến lược phát triển KHCN của quốc gia và đặc thù cũng như thế mạnh của Khoa Cơ khí, định hướng NCKH của khoa Cơ khí giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

Lĩnh vực mũi nhọn

      - Thiết kế, chế tạo, cải tiến trang thiết bị cơ giới hóa các ngành nông-lâm-thủy sản.

      - Nghiên cứu nâng cao hiệu suất các máy và trang thiết bị sản xuất phục vụ ngành thủy sản và nông nghiệp; các giải pháp tiên tiến  tiết kiệm năng lượng trong sản xuất.

      - Thiết kế, chế tạo, cải tiến trang thiết bị cơ giới hóa, tự động hóa các ngành nông-lâm - thủy sản

      - Nghiên cứu sử dụng hiệu quả năng lượng tái tạo trong khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt.

      - Nghiên cứu công nghệ sấy và ứng dụng công nghệ - kỹ thuật lạnh tiên tiến trong công nghệ thực phẩm

Lĩnh vực liên ngành

      - Thiết kế, chế tạo thiết bị, hệ thống tự động hóa phục vụ các ngành nông, lâm, thủy sản

       - Nghiên cứu sử dụng năng lượng tái tạo (mặt trời, địa nhiệt, gió) trong công nghệ thực phẩm và sinh hoạt.

       - Nghiên cứu tìm các nhiên liệu thay thế nhiên liệu truyền thống cho lò hơi công nghiệp.

       - Nghiên cứu ứng dụng cơ điện tử trong ô tô, tàu thủy, y sinh và dân dụng.

Nghiên cứu cơ bản

        - Khoa học về nguyên lý, tính toán và tối ưu thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất năng lượng sạch, sản xuất xanh trong ngành thủy sản.

        - Nghiên cứu tối ưu hóa các quá trình nhiệt trong công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản, nông sản...

        - Điều khiển tự động.

        - Khoa học về nguyên lý, tính toán và tối ưu thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất năng lượng sạch, sản xuất xanh trong ngành thủy sản, nông nghiệp và dân dụng.

        - Tính toán truyền nhiệt, truyền chất sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

        - Trí tuệ nhân tạo, mạng nơ ron, lý thuyết mờ, xử lý tiếng nói và hình ảnh

Xây dựng các phòng thí nghiệm nâng cao chất lượng và hiệu quả NCKH:

           Phát triển các phòng thí nghiệm, các cơ sở thực nghiệm - nghiên cứu

Giai đoạn 2014-2020

           - PTN nghiên cứu chế tạo thiết bị cơ khí, xây dựng.

           - PTN Robot và tự động hóa

           - PTN nghiên cứu sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng tự nhiên (gió, mặt trời,..)

           - Phòng thí nghiệm thiết kế và phát triển sản phẩm

           - Phòng thí nghiệm thiết bị gia công chính xác điều khiển số

           - PTN chế tạo các thiết bị chịu áp lực, thiết bị trao đổi nhiệt.

          - Bổ sung thiết bị cho phòng thí nghiệm nhiệt lạnh: thực hiện các thí nghiệm xác định các thông số nhiệt, vật lý của nguyên vật liệu, nhiên liệu, môi chất, nhiệt bức xạ mặt trời...

Giai đoạn 2021-2030.

           - Phòng thí nghiệm dây chuyền sản xuất tích hợp (FMS).

           - Phòng thí nghiệm điều khiển tự động bằng thủy lực, khí nén và điện từ.

           - PTN nghiên cứu chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo.

           - PTN kiểm định các thiết bị  chịu áp lực.

           - PTN xác định các thông số nhiệt, vật lý trong quá trình cháy, dòng chảy khi môi chất biến đổi pha…

Nghiên cứu khoa học